Những sai lầm cần tránh khi may đồng phục nhà hàng, khách sạn
Khi xu thế may đồng phục đã đi sâu vào từng lĩnh vực kinh doanh. Đồng phục nào mới là nét riêng cho từng doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn? Điều này không ít các chủ doanh nghiệp đắn đo suy nghĩ. Đặc biệt trong kinh doanh nhà hàng, đồng phục mang lại những lợi ích không thể phủ nhận. Vậy những sai lầm nào cần tránh khi đặt may đồng phục nhà hàng, khách sạn? Câu trả lời sau sẽ giúp bạn.
Thương hiệu và đồng phục không liên quan
Kinh doanh nhà hàng là một trong những lĩnh vực nên xây dựng bộ đồng phục cho riêng mình. Những yếu tố tạo nên hình ảnh của nhà hàng trong con mắt khách hàng như thương hiệu, logo, phong cách phục vụ, phong cách thiết kế nội ngoại thất, đồ ăn thức uống và những bộ đồng phục. Đồng phục nhà hàng chỉ là một viên gạch trong một tổng thể thống nhất. Do vậy khi may đồng phục, bắt buộc cần có sự liên quan và nằm trong tổng thể ấy.
Trong trường hợp khi bạn đặt may đồng phục mà không có liên quan đến thương hiệu, phong cách phục vụ nhà hàng hay một yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Đó chính là sự sai lầm rất lớn. Đặc biệt về màu sắc bộ đồng phục, ít nhất có sự tương đồng về mặt nào đó với sự nhận diện thương hiệu. Bạn có chú ý thấy các nhà hàng ăn nhanh hư McDonald’s, KFC, Lotteria có sự thống nhất trong màu sắc đỏ chung từ thương hiệu đến quần áo đồng phục; hay một số quán cà phê có thương hiệu như hệ thống cà phê Trung Nguyên, Highland Coffee đều có sự tương đồng nhất định trong đồng phục và thương hiệu của nhà hàng.
Không phù hợp với bộ phận
Một sai lầm lớn đối với việc đặt may đồng phục khách sạn nhà hàng, đó là sự không phù hợp với các bộ phận. Trong một nhà hàng có một hệ thống các bộ phận hoạt động liên hoàn, có chuyên môn khác nhau. Do đó, khi lên ý tưởng thiết kế may đồng phục nhà hàng, bạn cần có sự phân biệt đối với đồng phục từng bộ phận. Bộ phận lễ tân nên có đồng phục nhân viên lễ tân, bộ phận quản lý nhà hàng nên có đồng phục quản lý, bộ phận phục vụ bàn nên có đồng phục phục vụ bàn, bộ phận đầu bếp nên có đồng phục đầu bếp,…
Bạn trong vai trò khách hàng, bước vào một nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên khi bắt gặp đồng phục của nhân viên phục bàn, nhân viên lễ tân, bộ phận quản lý, bộ phận đầu bếp, pha chế… đều cùng một mẫu mà không có sự khác biệt. Như vậy, bạn sẽ không biết đâu là nhân viên chạy bàn, lễ tân đón tiếp hay người quản lý… Bạn sẽ cảm thấy nhà hàng này thật không chuyên nghiệp. Với kiểu cách các nhân viên ăn mặc như vậy, bạn sẽ không bước chân lần thứ hai vào nhà hàng này nữa.
Hơn nữa, việc không phân biệt khi may đồng phục nhà hàng cho từng bộ phận sẽ gây khó khăn cho chính những nhân viên nhà hàng. Có những đồng phục được thiết kế phù hợp với bộ phận lễ tân, nhưng lại không phù hợp với bộ phận phục vụ bàn, không phù hợp với bộ phận đầu bếp… Bộ phận lễ tân cần có kiểu dáng, màu sắc nổi bật vì đó là bộ phận đón tiếp khách, bộ mặt của nhà hàng, do đó không thể được thiết kế giống như các bộ phận khác. Bộ phận phục vụ bàn là bộ phận hoạt động liên tục, cần có thiết kế thoải mái để tiện cho công việc, do đó không thể giống bộ phận lễ tân hay bộ phận pha chế. Hay như bộ phận đầu bếp lại cực kỳ đặc thù, do trong môi trường nhiệt lượng cao nên cần có thiết kế phù hợp tạo điều kiện thoải mái cho các đầu bếp làm việc, vì vậy cũng không thể giống bộ phận lễ tân được.
Không chú trọng chất lượng
Khi may đồng phục nhà hàng, một số chủ nhà hàng chủ quan cho rằng những bộ đồng phục nhà hàng cần đổi mới liên tục nên chỉ cần loại vải có chất lượng không cần tốt. Tuy nhiên đó chính là một sai lầm dẫn đến mất chi phí nhiều hơn. Các bộ phận nhà hàng khách sạn là những bộ phận liên tục hoạt động, luôn luôn cần mặc những bộ đồ thoải mái có chất lượng tốt thì mới đảm bảo hiệu quả công việc cao. Hơn nữa, những bộ đồng phục góp phần đại diện bộ mặt cho nhà hàng, nếu chất lượng quá kém, chất vải xấu sẽ bị nhăn nhúm, xấu xí khi vận động. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà hàng trong con mắt thực khách.
Khi may đồng phục nhà hàng chất liệu vải kém thì vòng đời của bộ quần áo đồng phục đó sẽ rất ngắn. Quá trình vận động, giặt là sẽ khiến đồng phục nhanh chóng xuống mã, hỏng hoặc rách. Như vậy, sẽ khiến bạn liên tục phải đặt may mới. Như vậy chi phí bạn bỏ ra may nhiều lần trong 1 năm sẽ nhiều hơn so với chi phí bỏ ra 2 đến 3 lần nếu may đồng phục có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc.